Kiến trúc, thờ phụng Chùa_Tập_Phước

Bàn thờ Phật ở giữa chính điện

Từ khi thành lập cho đến nay, chùa Tập Phước đã được đại trùng tu vào các năm 1927, 19671993. Kiến trúc và bài trí ở điện Phật ngày nay là ở lần trùng tu sau cùng do Hòa thượng Hoằng Giáo tổ chức.

Trong chùa, hiện còn lưu giữ hai bức hoành phi: "sắc tiên chế" và "tứ hoàng phong" do vua Gia Long ban vì nhớ ơn che chở. Ngoài ra, ở đây còn có một đại hồng chung (làm thời Gia Long), cặp câu đối ở cột trước chánh điện (làm thời triều Nguyễn)[6], và nhiều pho tượng cổ có giá trị nghệ thuật cao. Mặc dù mặt tiền chùa thay đổi hẳn vì đã được xây cất lại theo kiến trúc mới, nhưng bên trong vẫn giữ được bộ khung gỗ cột kèo cổ truyền....

Theo lời kể của Huỳnh Minh, thì trước đây chùa có một Tam quan, trên có khắc một hàng lớn: "Sắc Tứ Tập Phước Tự". Đứng ngoài nhìn vào bên trong, nhận thấy ngôi chùa nguy nga nép mình trong cảnh tịch liêu, với những tàng cây bao phủ...Ngày nay (trước năm 1975, thời Hòa thượng Hoằng Giáo làm trụ trì), cảnh cũ không còn được như xưa. Mồ mả lô nhô mọc lên bốn phía tựa hồ như một nghĩa trang công cộng. Trước chùa chỉ chừa lại có một con đường nhỏ hẹp đi vào. Mặt trước chính điện cũng xây lại nóc bằng theo lối kiến trúc mới, làm mất vẻ trang nghiêm cổ kính của một ngôi cổ tự nổi tiếng lâu năm nhất vùng [7]

Cũng theo nhà nghiên cứu này, vào thời Hòa thượng Hoằng Giáo làm trụ trì, ở giữa chính điện thờ: Tam Thế Phật, Thập Bát La Hán, Thập Điện Phán Quan. Phía trước thờ đức Hộ pháp, hai bên có Thiện Hữu, Ác Hữu và Tiêu Diện. Hai bên vách thờ Phật Già Lam và Tổ Bồ Đề Đạt Ma. Phía sau là bàn thờ các vị Tổ, và Phật Chuẩn Đề 18 tay. Ở bên cạnh hông chùa, là các tháp chứa di cốt của các nhà sư, đáng chú ý có ba tháp là của Hòa thượng Phước Tường (đời 38), Hòa thượng Huệ Thành (đời 39) và Hòa thượng Hoằng Trí...[8].

Khi xưa, chùa Tập Phước thường tổ chức các khóa tu để tăng chúng khắp nơi đến tu học [9].